Quyết định đi tu mãnh liệt của thái tử Tất Đạt Đa
Mặc dù Thái tử Tất Đạt Đa được vua Tịnh Phạn cưới vợ, thái tử vẫn có con nhưng trong lòng ngài vẫn nhận thấy rằng, việc này là cản trở cho quyết định đi tu của mình. Chính vì thế, thái tử đặt tên cho con trai của mình là La Hầu La, cái tên có nghĩa là “chướng ngại”, đó là vật cản lớn nhất khiến cho quyết định đi tu của thái tử trở nên khó khăn. Tuy nhiên, thái tử biết răng, nếu thái tử không đi tu thì càng khó khăn hơn nữa, ông đã chuẩn bị mọi thứ và dứt khoát ra đi để tu hành, thái tử biết rằng, nếu ngài vẫn ở lại, sống một cuộc sống phàm phu với vợ con thì sợi dây trói buộc ngài ngày càng chặt hơn nữa, nhiều thứ vướng bận hơn nữa và ngài không thể nào đi tu được, do vậy, hơn hết là ngay lúc này, ngài quyết định đi tu, làm đúng với những gì tâm của ngài đã chọn.
Vào đêm tối mùng 8 tháng 2 theo lịch Trung Quốc thời đó, vua Tịnh Phạn tổ chức buổi tiệc rất lớn trong cung. Thái tử thì không mấy hào hứng với những buổi tiệc như vậy vì ngài đã biết, cuộc sống trần gian này có lắm đau khổ, ngài không vui vẻ gì với những thú vui hưởng lạc như thế. Đến nửa đêm, khi buổi tiệc đã tàn, các cung nữ cũng mệt và nằm lăn ra sàn diễn, mọi người mệt nhoài và nằm ngủ không biết gì. Thái tử đi ngang qua căn phòng này, nhìn thấy các vũ nữ nằm bất động như thế, tự nhiên trong tâm của ngài lại liên tưởng đến hình ảnh cái xác chết mà ngài đã thấy trước kia, cũng nằm bất động như thế, thái tử cảm thấy ghê tởm nên quyết định ra đi ngay lúc này, ra đi để tu tập, để giải thoát. Thế là thái tử ra lệnh cho người hầu mở cửa chuồng ngựa, dắt một chú ngựa ra, sau đó ngài quay về phòng nhìn vợ và con thơ lần cuối và quyết định cưỡi ngựa ra đi ngay trong đêm đó, vượt thành đi xuất gia.
Đi được một đoạn đường khá xa, đến một dòng sông, thái tử dùng ngựa lại và nói với người hầu đang đi cùng với mình. Ngài nói hôm nay ngài ra cùng là để đi tu, chứ không phải đi khám phá, du ngoạn bên ngoài như những lần trước. Những trang phục của hoàng cung, ngài sẽ không mặc nữa mà quyết định sẽ khoác lên người chiếc áo đi tu. Tất cả trang phục của hoàng cung, ngài cho người hầu mang về. Nhưng có một điều đặc biệt xảy ra ngay lúc thái tử nói sẽ quyết định đi tu, đó là chú ngựa mà ngài đã cưỡi, khi nghe ngài nói đi tu thì chú ngựa rống lên đúng ba tiếng rồi ngã ra chết. Người hầu đi cùng với thái tử rất buồn khi nghe thái tử nói sẽ đi tu, người này muốn đi tu cùng với thái tử nhưng thái tử nhất quyết không cho, bảo người hầu phải về cung và báo cho vua Tịnh Phạn, thế là người hầu quay về cung, còn lại một mình thái tử và con đường tu tập chính thức bắt đầu từ đó.
Qúa trình đi tu để tìm ra chân lý của cuộc đời.
Thái tử bắt đầu con đường tu hành tìm chân lý từ khi đó, thái tử muốn tìm ra sự thật của cuộc đời này là cái gì. Tại sao con người sinh ra không thể sống cuộc sống giàu sang hạnh phúc mà phải đau khổ thế kia. Tại sao cuộc đời mỗi người lại phải trải qua cái già, cái bệnh và cái chết. Trong ba cái khổ kể trên thì còn cõ những cái khổ nào khác nữa mà đời người còn phải chịu? Yêu, thương, giận, ghét, tủi, hờn,…và bao nhiêu cái cảm xúc khác nữa mà nó sẽ khiến con người chúng ta trở nên đau khổ, khổ chồng lên khổ. Thái tử Tất Đạt Đa cũng từng đặt ta câu hỏi: cuộc đời con người khi chết rồi thì sẽ như thế nào, tại sao kiếp người không sống mãi mà phải chết đi, nếu chết đi là hết thì làm vua với ăn mài cũng đều như nhau, sống thiện với sống ác thì sau khi chết cũng không có gì khác biệt….rất nhiều câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp được đặt ra trong tâm của thái tử. Như vậy bản chất thật của cuộc đời này là cái gì, sự sống của một con người trên cõi đời này có ý nghĩa gì?
Bao nhiêu câu hỏi còn chưa có lời giải đáp càng khiến thái tử muốn tìm ra được chân lý của cuộc đời này. Ngài khoác lên mình chiếc áo tu sĩ cùng hàng loạt câu hỏi ấy để đi tu, vào rừng sâu tìm sư học đạo. Trải qua thời gian 5 năm tìm sư học đạo, Thái tử đã biết được nhiều thứ hơn, vốn là một người thông minh, có khả năng tiếp thu nhanh nên chỉ học với thầy một thời gian ngắn, kiến thức của thái tử có thể nói là hơn cả thầy. Tất cả các thầy đã dạy thái tử đều muốn thái tử ở lại cùng thầy để cứu hộ chúng sinh. Tuy nhiên, còn rất nhiều câu hỏi mà thái tử vẫn chưa có câu trả lời, quan trọng hơn, thái tử chưa biết được chân lý thật của cuộc đời này là gì, trải qua một thời gian dài học với thầy nhưng thái tử vẫn chưa thỏa mãn được những cái mà mình muốn biết, thế là thái tử quyết định chia tay thầy và tìm đến con đường tu tập khác, đó chính là tu khổ hạnh.
Con đường tu khổ hạnh đầy gian truân để tìm ra chân lý
Bước vào quá trình tu tập này, thái tử bắt đầu để thân mình khổ đi. Ăn thì cố gắng ăn ít đi, thậm chí có những giai đoạn, mỗi ngày thái tử chỉ ăn một hạt đậu, hạt vừng mà thôi. Chính vì thế, từ một thanh niên thân thể cường tráng, có sức khỏe tốt đến một người chỉ còn da bọc xương, yếu ớt gầy mòn. Như thế có thể nói, nếu có ai tu khổ hạnh thì chắc chắn không ai khổ bằng ngài.
Trong quá trình tu khổ hạnh, ngài tư cùng với năm người khá, trong đó có người đã từng đến xem tướng cho ngài khi ngài còn nhỏ. Tuy nhiên, một điều đáng buồn là, ngài đxa cố gắng tu khổ hạnh như thế nhưng ngài vẫn chưa tìm ra chân lý của cuộc đời. Một hôm, khi cơ thể ngài đã không còn sức lực, ngài ngã quỵ ra chỗ đó. Nhưng may mắn thay, có một cô gái chăn dê thấy ngài như thế, liền vắt một bát sữa dê cho ngài uống. Khi ngài uống xong, ngài tỉnh dậy, sức khỏe bắt đầu hồi lại và ngài cũng nhận ra một điểu rằng, tu khổ hạnh không mang đến trí tuệ cho ngài, đó chỉ là sự ép xác. Ngài đã biết con đường tu khổ hạnh là sai nên ngài quyết định trở về với cuộc sống trung đạo, ngài muốn có sức khỏe và ngài tin rằng, con đường trung đạo này mới có thể giúp ngài biết đến chân lý, giác ngộ được chân lý.
Khi biết thái tử quyết định quay về con đường trung đạo, năm người anh em tu cùng thái tử nghĩ rằng thái tử đã thối chí nên quyết định không tu cùng thái tử nữa. Thế là thái tử phải tu một mình. Sau đó, thái tử tìm được một gốc cây bồ đề và ngồi thiền định ở đó. Vị trí khá mát mẻ, gốc cây thì to, có thể thấy vị trí này không khắn nghiệt như lúc thái tử tu khổ hạnh và thái tử liền nguyện dưới gốc cây này. Thái tử sẽ nguyện ngồi tu dưới gốc cây này cho đến khi giác ngộ được chân lý, nếu không thì cho dù thịt nát xương tan thái tử cũng không rời khỏi gốc cây này.
Dưới gốc cây bồ đề, thái tử đã ngồi tư thiền định trong 49 ngày, thời gian này thái tử không ăn không uống bất kỳ thứ gì. Đến đêm thứ 49, khi tâm của thái tử hoàn toàn lắng trong, tất cả mọi phiền não trong tâm đều được kiểm soát, được vứt bỏ hết thì ngài chợt nhận ra được mọi điều mà ngài đã thắc mắc bấy lâu nay, biết được chân lý của cuộc đời. Ngài biết được trời đất này từ đâu mà có, con người tại sao lại được sinh ra, tại sao kiếp người lại phải trải qua giai đoạn già – bệnh – chết và thậm chí ngài còn biết khi con người chúng ta chết đi, chúng ta sẽ đi về đâu, có sống kiếp người khác hay không hay chỉ như câu nói “chết là hết”. Ngài biết tất cả mọi thứ, thỏa mãn được bao nhiêu thắc mắc trước kia của ngài. Ngài như một người đứng trên lầu cao và nhìn xuống trần gian, bao nhiêu vấn đề của trần gian ngài đều thấy rõ, không còn bất kỳ thứ gì che mù trí tuệ của ngài nữa, ngài sáng tỏ hoàn toàn. Và trạng thái này chúng ta gọi là giác ngộ, toàn giác và ngài trở thành Phật từ khi đó, khi ngài giác ngộ được mọi điều về cuộc đời của một con người.
Khi Đức Phật đắc đạo, Ngài có rất nhiều công năng khác nhau, nào là lục nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, thần túc thông, túc mạn thông, lầu tận thông, sạch sẽ hết mọi cáo buộc trong tâm, tâm hoàn toàn trong sạch và đặt đến cảnh giới cực tịnh. Từ giây phút ấy, Đức Phật trở thành một bậc thánh nhân siêu thế.
Quá trình đi truyền đạo khắp nơi đến lúc nhập niết bàn
Sau khi Đức Phật đắc đạo thành Phật, đã giác ngộ ra được mọi điều trong cuộc sống này thì ngài đã đi tuyên giảng giáo lý khắp mọi nơi. Ngài tiếp độ năm anh em đã cùng tu khổ hạnh với ngài trước đó, ngài xây dựng tăng đoàn, làm cho tăng đoàn lớn mạnh hơn. Trải qua 49 năm đi khắp các nơi để giáo hóa cho chúng sinh, từ vua đến thường dân. Đến khi đạo Phật đã hưng thịnh rồi, lúc đó ngài cũng đã 80 tuổi, Ngài nhập niết bàn, từ giã thế gian này và ra đi.
Theo kinh Phật kể rằng, nơi ngài nhập niết bàn là ở khu rừng Sa-la. Và đến hiện nay, tại khu rừng này, người dân vẫn nhớ đến một chứng tích về Đức Phật. Trải qua 49 năm đi thuyết pháp độ sinh với một niềm hi vong cứu độ chúng sinh, đường đường là một hoàng thái tử chuẩn bị lên ngôi với một gia tài đồ sộ, một gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên ở cái tuổi 19, thái tử đã cứng rắng vứt bỏ mọi thứ để ra đi tu tập, tìm đến con đường giác ngộ. Ngài ra đi không chỉ vì bản thân của mình, không phải chỉ muốn bản thân mình thoát khổ mà ngài muốn cứu khổ cho tất cả chúng sinh, tâm ngài luôn mong muốn tất cả chúng sinh trên cõi đời này đều thoát khổ, Ngài là một co người đặc biệt, có tấm lòng từ bi, yêu thương chúng sinh muôn loài.
Cho đến hiện nay, giáo lý của Đức Phật đã lan truyền khắp mọi nơi trên thế giới. Tất cả mọi người trên thế giới này đều biết đến đạo Phật, và thậm chí nhiều người còn quyết định theo đạo Phật nhằm giúp bản thân mình thoát khổ, tránh được cái khổ của trần gian để tìm đến một nơi bình yên, thế giới tây phương cực lạc, giúp tâm trong sáng, vứt bỏ mọi phiền não của cuộc đời, sống một cuộc đời an nhàn và hạnh phúc.