Nóng giận làm ta đưa ra quyết đinh sai lầm
Trong cuộc sống này, chúng ta có thể nóng giận với bất kỳ người nào nếu người đó khiến chúng ta khó chịu. Nóng giận để giải tỏa đi những khó chịu trong lòng của chúng ta, để bản thân cảm thấy như được trút bỏ sự bực bội vào người khác. Nhưng liệu rằng chúng ta có nghĩ đến hậu quả của việc nóng giận là như thế nào chưa? Bạn đã bao giờ thấy một người đưa ra quyết định trong lúc nóng giận và quyết định đó mang đến thành công và hạnh phúc cho người đó hay chưa? Thật khó để tìm ra một trường hợp như vậy, thực tế thì tệ hơn nhiều, câu chuyện sau đây sẽ là một bài học đáng nhớ cho chúng ta để chúng ta không lặp lại lỗi sai như nhân vật trong câu chuyện.
Câu chuyện về sự nóng giận và một quyết định khiến chúng ta đau lòng
Đó là câu chuyện của Thành Cát Tư Hãn, ông có một con chim ưng – đây là một trong những loài chim săn mồi cực kỳ thông minh và gần gũi với con người. Chính vì thế mà thời xưa, người Mông Cổ thường dùng chim ưng như một người bạn để đi săn cùng với mình. Một hôm nọ, Thành Cát Tư Hãn cùng chú chim ưng này và một số quân lính cắm trại trong một khu rừng để đi săn. Trải qua một ngày dài đi săn nhưng không săn được bất kỳ con vật nào, ông liền ra lệnh cho quân lính trở về trại nghỉ ngơi, còn ông thì ông đi bộ dọc khu rừng để thư giãn, ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên. Cùng với ông là một chú chim ưng mà ông đã nuôi từ rất lâu và ông cũng rất thương chú chim này.
Mọi việc đều tốt đẹp cho đến khi ông cảm thấy khát nước. Tuy nhiên, giữa khu rừng như vậy thì việc tìm nước để uống là rất khó khăn. Đi được một lúc thì ông nhìn thấy một mõm đã, từ trên đó có vài giọt nước chảy xuống. Thế là ông dùng chiếc ly mà lúc nào ông cũng mang theo bên người để hứng nước uống. Nước thì chảy xuống từng giọt, vì thế phải mất một thời gian rất lâu thì ông mới hứng được khoảng nửa ly nước, khi ông chuẩn bị đưa nước vào miệng để uống thì con chim ưng từ ngoài bay vào, cố tình hất đổ ly nước của ông đi. Điều này khiến ông vô cùng tức giận, nhưng ông nghĩ đây là chú chik mà mình nuôi từ lâu, hơn nữa ông nghĩ con chim chỉ đùa giỡn với ông nên ông bỏ qua và tiếp tục hứng ly nước khác.
Trong lần hứng nước thứ hai, cũng phải mất rất lâu thì ông mới hứng được nửa ly nước. Nhưng khi ông chuẩn bị uống thì lại như lần đầu tiên, con chim ưng lại bay vào và làm đổ ly nước của ông. Cơn khát thì ngày càng cao, mà chú chim này lại cứ đùa giỡn như thế nên ông rất bực bội. Sau lần này, ông rút thanh kiếm trong người ra và nghĩ rong đầu: “lần sau mà con chim làm đổ ly nước của ông nữa thì ông sẽ cho nó chết”. Ý nghĩ này đã hình thành trong đầu Thành Cát Tư Hãi và nó đã trở thành sự thật trong lần hứng nước thứ ba.
Khi ông hứng được nửa ly nước và ông chuẩn bị uống, chú chim ưng này cũng vẫn làm đổ ly nước của ông. Ông liền dùng thanh kiếm mình đang cầm sẵn và chém một nhát vào chú chim ưng mà ông rất yêu quý. Ngay lập tức chú chim liền nằm xuống và chết. Nhưng sau đó, ly nước ông đã hứng cũng không còn để cho ông uống. Nhưng vì quá khát, ông liền trèo lên mõm đã để tìm xem nguồn nước đó ở đâu, vì ông nghĩ nếu ông lấy nước từ nguồn thì sẽ nhanh hơn, ông không cần phải hứng từng giọt nữa và ông sẽ được uống nước, ông không thể chịu được cơn khát nữa.
Tuy nhiên, khi ông trèo lên thì ông thấy có một con rắn cực độc nằm trong nguồn nước đó, nếu ông uống ly nước mà ông đã hứng ba lần trước thì ông sẽ chết. Lúc này ông mới nhận ra, hành động của chú chim ưng không phải là đùa giỡn mà là đang cố gắng để cứu ông khỏi cái chết. Rõ ràng chú chim bay trên cao nên sẽ nhìn ra được nguồn nước này có độc, nó cố tình bảo vệ chủ của mình nhưng chỉ vì nó không thể dùng tiếng nói như ông, ông không hiểu hành động của nó là muốn bảo vệ ông mà ông đã ra tay giết chết chú chim này. Sau đó Thành Cát Tư Hãi vô cùng ân hận nhưng mọi việc cũng đã xảy ra rồi.
Sau đó ông ôm con chim vào trong lòng và mang nó về trại. Ông mới làm một cái tượng để tưởng nhớ đến chú chim của mình. Trên hai cánh của con chim, ông khác hai dòng chữ mà đến giờ khi nhìn lại, chúng ta nhất định sẽ thấy chúng vô cùng đúng. Đó là “Cho dù người bạn của anh có nói bất cứ câu gì khó nghe thì hắn ta vẫn là bạn của anh” và câu thứ hai đó là “bất cứ hành động nào trong lúc sân giận đều đem đến thất bại”. Đây chính là hai câu nói ý nghĩa nhất của Thành Cát Tư Hãi từ sai lầm của ông mà chúng ta nên hiểu để đừng có những hành động khiến chúng ta phải hối hanjaa.
“Cho dù người bạn của anh có nói bất cứ câu gì khó nghe thì hắn ta vẫn là bạn của anh”
Trong các mối quan hệ của chúng ta với xã hội, chúng ta đừng chỉ vì một vài lời khó nghe hay trong lúc nói chuyện, đừng chỉ vì một hành động nhỏ bốc đồng mà chúng ta biến thành kẻ thù của nhau. Dĩ nhiên trên cuộc đời này, không phải tất cả mọi người đều có cùng quan điểm với chúng ta. Bạn với nhau vẫn là bạn, trong lúc trao đổi có thể có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí ý kiến của chúng ta bị phản đối kịch liệt thì chúng ta cũng nên nhận ra rằng, đó chỉ là câu chuyện và chúng ta đang trong tâm thế trao đổi, chia sẻ lẫn nhau, đừng chỉ vì những ý kiến đó mà chúng ta đánh đổi cả tình bạn hay thậm chí là giết hại cả một con người.
Chúng ta dễ dàng nhận ra được nhiều tình huống trong thực tế mà sự nóng giận khiến chúng ta phải đau khổ và phải trả giá rất lớn. Trong những bàn nhậu, do thiếu kiềm chế mà một người có thể cầm dao đâm chết người khác để mình trở thành người chiến thành trong cuộc tranh luận. Như thế có đáng hay không? Chúng ta chiến thắng để làm gì khi đằng sau đó, chúng ta phải gánh chịu nỗi dằn vặt lương tâm cực kỳ lớn, vết đen đó sẽ đi theo chúng ta đến cuối cuộc đời, chúng ta phải đánh đổi những ngày tháng tự do trong cuộc đời bằng những tháng ngày đen tối, cực nhọc ở trong tù?
Sự nguy hiểm của cơn sân là vô cùng lớn nhưng chúng ta ít khi nào để ý đến cho đến khi nó xảy ra. Khi mọi việc đều lỡ làng thì chúng ta mới bắt đầu hối hận và suy nghĩ sao lúc đó mình không bình tĩnh hơn. Như thế mới thấy được, con người chúng ta còn quá chậm và quá dở để kiềm chế cơn sân của mình, để khi nó xảy ra hậu quả xấu, chúng ta mới bắt đầu nghĩ lại. Chính vì thế, câu nói của Thành Cát Tư Hải mang ý nghĩa rằng: trong mối quan hệ với người khác, không nên vì sự bốc đồng để làm phá vỡ các mối quan hệ của chúng ta.
“Bất cứ hành động nào trong lúc sân giận đều đem đến thất bại”
Có một câu nói rất hay rằng: lúc giận chúng ta không nên làm gì cả, bạn đã bao giờ thấy một người đi giăng buồm giữa lúc trời bão tố hay không? Câu nói này thật sự ý nghĩa và tương thích với câu nói của Thành Cát Tư Hãi. Hai câu nói trên đều hướng đến nhắc nhở mọi người kiềm chế lại hành động của mình trong lúc giận dõi. Nhưng hầu hết chúng ta ai cũng vậy, khi chúng ta càng giận thì chúng ta càng ngoan cố, muốn làm, muốn trả thù cho hả dạ để rồi sau đó người thất bại là chúng ta.
Một sự thật là, khi chúng ta giận, chúng ta lại nói nhiều hơn lúc bình thường và những lời chúng ta nói ra thường mang tính chất khiêu khích người khác; hoặc thậm chí khi giận, chúng ta có thể ra tay đánh người thân của mình, đập phá đồ đạc trong gia đình hay chửi bới lung tung. Để rồi sau đó, các mối quan hệ của chúng ta dần dần tan vỡ. Chúng ta còn lại gì sau cơn giận? Có được tiền bạc hay địa vị cao hơn hay không hay chỉ là một sự cô đơn, lẻ loi trong một xã hội bao la rộng lớn, mọi người đều chơi với nhau nhưng không để ý đến chúng ta?
Khi chúng ta chưa được tu học, chưa nghe Phật pháp nhiều thì khi chúng ta nóng giận, sân hận, chúng ta càng muốn giải quyết vấn đề một cách càng nhanh càng tốt. Trong gia đình, khi vợ chồng cãi nhau, chúng ta hay nói thách với nhau là ly dị đi, sống với nhau làm gì khi chỉ làm nhau bực bội,…Nhưng chúng ta đâu biết rằng, đó là một cách cư xử vô cùng sai lầm, sau mỗi lần cãi nhau, tình cảm của vợ chồng sẽ vơi đi một ít. Nhiều lần như vậy thì tình cảm vợ chồng còn đâu, gia đình tan vỡ, con không có đủ cha đủ mẹ, không có một gia đình với sự chăm lo của cả cha mẹ, như vậy chúng ta thấy có đáng hay không?
Làm cách nào để đừng đưa ra quyết định sai lầm?
Như Thành Cát Tư Hãi đã nói, những quyết định được đưa ra trong lúc nóng giận đều mang đến thất bại. Vậy chúng ta cần làm gì trong lúc lòng sân hận của chúng ta nổi lên để đừng đưa ra quyết định sai lầm?
Lấy một mối quan hệ cụ thể để bàn luận. Trong đời sống vợ chồng, có lúc chúng ta nóng giận, chồng làm vợ khó chịu, vậy lúc này người vợ nên làm gì? Có phải là ngồi đó và tiếp tục cãi nhau để giành phần thắng thuộc về mình? Hay im lặng nhẫn nhịn để mọi chuyện êm xuôi. Thật ra, hai cách trên đều không đúng. Nếu chúng ta cãi nhau, chúng ta càng làm mối quan hệ trở nên tồi tệ, nếu chúng ta im lặng, chúng ta lại trở thành một người quá nhu nhược trước cái sai của người chồng. Do vậy, cách tốt nhất là chúng ta phải bình tĩnh, đừng vì lời công kích, thách thức của chồng mà trở nên tức giận và muốn “cãi tay đôi”, hãy im lặng trước và đợi đến lúc cảm xúc của cả hai quay về trạng thái bình thường, chúng ta ngồi lại nói chuyện với nhau bằng những lời nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa. Đảm bảo với bạn rằng, nếu bạn làm được như thế thì dù chuyện lớn đến mức nào bạn cũng giải quyết chúng một cách nhẹ nhàng êm đẹp. Đừng giải quyết vấn đề khi bạn đang tức giận để rồi phải hối hận bạn nhé!